![]() |
"Một công ty lớn như của anh, bao nhiêu tiền đã lừa từ những người bình thường", một người phụ nữ nói với Du Liang - Tổng giám đốc và đại diện pháp của bộ phận quản lý của Tập đoàn Evergrande. Một người tên Wang có mặt ở tập đoàn này cho biết, anh đã từng làm việc cho Evergrande và đầu tư 100.000 nhân dân tệ (352 triệu đồng) vào đây, còn người thân của anh đầu tư tới 1 triệu tệ (3,5 tỷ đồng). Phía tập đoàn cho biết phải trả nợ mất 2 năm, nhưng không có gì thật sự đảm bảo và người này lo Evergrande sẽ phá sản vào cuối năm nay (Ảnh: Yahoo Finance) |
![]() |
Evergrande cho biết, những đồn đoán chuyện tập đoàn này phá sản hay tái cơ cấu là "hoàn toàn không đúng sự thật". Tuy nhiên, tập đoàn tuyên bố đang phải đối mặt "những khó khăn chưa từng có", song sẽ làm mọi cách để hoạt động trở lại và bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Nhiều người đầu tư tiền vào tập đoàn này đã hô vang "Evergrande trả lại tiền cho chúng tôi". Họ còn cố gắng vượt qua hàng rào an ninh để chặn lối vào thang máy nhưng bất thành (Ảnh: The New York Times). |
![]() |
Evergrande được thành lập năm 1996 bởi sự điều hành của ông Hui Ka Yan - người hiện nay là chủ tịch và cũng là tỷ phú. Tập đoàn phát triển trong 10 năm qua và trở thành nhà phát triển bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc. Năm 2009, công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn Hong Kong, tăng quy mô tài sản lên 355 tỷ USD (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Điều đáng chú ý đằng sau "bom nợ" của Evergrande đó là các khoản vay đóng gói thành các sản phẩm quản lý tài sản (WMP). Người cho vay đã bị tập đoàn này hứa hẹn với lợi suất đến 12%, thậm chí họ được câu kéo bằng các món quà như túi Gucci đắt tiền. Tuy nhiên, giờ đây, nhiều người như ngồi trên lửa vì họ lo sẽ không thể nhận lại được số tiền đã đầu tư cho tập đoàn này (Ảnh: NYtimes) |
![]() |
Số lượng người mua sản phẩm quản lý tài sản này lên đến 80.000 không chỉ bao gồm các chủ sở hữu bất động sản do công ty này bán mà còn có nhân viên, gia đình, bạn bè của họ với tổng tiền hơn 100 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm qua. Đây là kiểu cho vay được ra mắt vào năm 2016 để dùng vốn tài trợ cho các dự án bất động sản của tập đoàn (Ảnh: Al Jazeera) |
![]() |
Theo Reuters, nỗi lo với Evergrande tăng lên sau khi công ty thừa nhận hồi tháng 6 về việc không trả một số khoản nợ đúng hạn. Thậm chí, tới tháng 7, có tin tức cho biết một toà án ở Trung Quốc phong toả khoản tiền gửi ngân hàng 20 triệu USD của tập đoàn này theo yêu cầu của ngân hàng Guangfa (Ảnh: The Guardian) |
![]() |
Nguyên nhân của "bom nợ" chính là sự mở rộng nhanh chóng của Evergrande. Tập đoàn đi vay để mua đất, bán căn hộ nhanh chóng mặc dù tỷ suất lợi nhuận thấp. Bên cạnh đó, Reuters dẫn báo cáo ổn định tài chính năm 2018 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh các công ty gồm có cả Evergrande gây ra rủi ro hệ thống cho hệ thống tài chính của quốc gia (Ảnh: LaTimes) |
Theo bức thư tập đoàn này gửi tới Chính phủ Trung Quốc hồi cuối năm 2020, báo cáo của công ty đưa ra cho thấy, khoản lãi phải của công ty lên đến 571,8 tỷ nhân dân tệ hồi cuối tháng 6, con số này đã giảm so với mức 716,5 tỷ nhân dân tệ hồi cuối năm 2020 sau nỗ lực cố gắng trả nợ (Ảnh: Weforum) |
Cẩm Linh (Theo Reuters, Aljazeera, The Guardian)
Bộ Xây dựng dẫn thông tin khuyến cáo nhà đầu tư không mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao bởi rủi ro cho nhà đầu tư cũng sẽ tiềm ẩn lớn khi thị trường bất động sản có biến động tiêu cực.
" alt=""/>Tập đoàn Evergrande ôm bom nợ 300 tỷ USD khách kéo đi đòi tiềnNgười phụ nữ bất hạnh ấy lập gia đình năm 26 tuổi. Sau khi kết hôn, tháng 4/2019, hạnh phúc như vỡ oà khi chị sinh con trai đầu lòng là cháu Nguyễn Bảo Khang. Tới cuối năm 2020, vợ chồng chị tiếp tục đón thêm một “công chúa nhỏ” đáng yêu nữa. Chị đặt cho con cái tên thân thương là Nguyễn Bảo Trang.
Tuy nhiên, đúng vào thời điểm gia đình hạnh phúc nhất thì bất ngờ tai ương ập tới. Khi mới sinh ra được vài ngày, bé Khang không may mắc bệnh tim bẩm sinh. Các bác sĩ phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật để cứu tính mạng đứa trẻ trong căn bệnh hiểm nghèo.
Vừa được cứu khỏi “tử thần”, đến tháng 11/2020, nhận thấy dấu hiệu bất thường khi con không có chút phản xạ nào với tiếng động, chị Dung đưa con đi khám. Các bác sĩ kết luận cháu mắc bệnh câm điếc bẩm sinh.
![]() |
Số tiền vay mượn để điều trị cho con quá lớn, đôi vợ chồng trẻ chưa biết khí nào mới trả hết nợ |
Nhưng bất hạnh nào đã dừng lại, vợ chồng chị Dung lại nhận thêm cú sốc khi thấy những dấu hiệu tương tự ở con gái. Bé Trang lên 9 tháng tuổi, chị đưa con đi kiểm tra và phát hiện cháu mắc bệnh câm điếc bẩm sinh giống hệt anh trai mình.
Ngày nhận kết quả xét nghiệm của đứa con thứ hai, người mẹ đau khổ như ngã quỵ. Bao nhiêu hy vọng của đôi vợ chồng trẻ giờ đây trở nên mờ mịt giữa “con sóng dữ” của căn bệnh nan y.
Khoản nợ chẳng biết bao giờ mới trả nổi
Vợ chồng chị Dung vốn thuộc hộ khó khăn ở địa phương. Bản thân chị sinh liền 2 con nhỏ nên phải nghỉ ở nhà, đến nay vẫn chưa thể đi làm. Chồng chị làm sắt thuê ở một xưởng tư nhân nhỏ. Đặc biệt, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh suốt cả năm vừa qua khiến gánh nặng kinh tế càng đè nặng lên cả hai.
Cùng với đó, căn bệnh câm điếc bẩm sinh của 2 con chị Dung cần phải làm phẫu thuật tai. Chi phí phẫu thuật mỗi ca cũng lên đến hơn 500 triệu đồng. Toàn bộ chi phí này gia đình phải tự thanh toán vì bảo hiểm y tế không chi trả.
![]() |
Gấy xác nhận tình trạng bệnh tật của bé Nguyễn Bảo Khang |
Do quá thương các con, vợ chồng chị Dung phải đi vay mượn khắp nơi để cho cả 2 con được phẫu thuật. Đến nay, khoản nợ gia đình phải gánh chịu lên đến hơn 500 triệu đồng, chưa biết bao giờ mới trả được
Một mình bế các con trên tay, người mẹ không giấu được nổi những giọt nước mắt cay đắng. “Sinh con ra ai cũng muốn con được khoẻ mạnh. Em có ngờ đâu vợ chồng em lại rơi vào cảnh này. Thời buổi dịch bệnh đã khó khăn rồi mà lại vướng quá nhiều khoản nợ, nhiều lúc em cũng thấy buồn và thất vọng lắm chứ. Vợ chồng em chẳng biết bao giờ mới trả hết số tiền nợ mọi người”, chị Dung nghẹn ngào chia sẻ.
Lúc này đây, vợ chồng chị rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng để phần nào san sẻ bớt những gánh nặng trong quãng thời gian dịch bệnh phức tạp như hiện tại.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Đài RT đã cho đăng tải các hình ảnh trích xuất từ video quay cảnh đơn vị Kamerton đang trải qua huấn luyện chiến đấu tại một căn cứ ở Donbass. Trong đó, các cựu thành viên Wagner tập điều khiển máy bay không người lái (UAV) trinh sát và tấn công; đột kích các chiến hào và vị trí phòng thủ mô phỏng của đối phương; đồng thời sử dụng pháo, súng cối và xe thiết giáp hạng nặng trong giao tranh mô phỏng.
Chỉ huy đơn vị Kamerton cho biết, các binh sĩ quyết tâm “tiếp tục làm nhiệm vụ” bất kể họ chiến đấu với tư cách thành viên tập đoàn Wanger hay quân đội chính quy. Người này tiết lộ, đơn vị đã được ông Apti Alautdinov, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Akhmat gần như cho phép “bảo toàn các phương pháp hành động, chiến thuật cũng như cơ cấu bên trong” của mình. Quân đội Nga đã chu cấp đầy đủ cho các binh sĩ trong đơn vị.
Hiện chưa rõ chính xác quy mô của Kamerton, nhưng theo các nguồn tin quân sự, đơn vị này bao gồm các nhóm chiến thuật cấp đại đội.
Truyền thông Nga đưa tin, các cựu tay súng Wasgner đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga còn được biên chế về nhiều lực lượng khác nhau của quân đội như thiết giáp và pháo binh. Các nhóm chuyên trách tấn công của quân đội Nga cũng tiếp nhận các cựu thành viên Wagner và họ thậm chí chiếm tới khoảng 60% nhân sự của những đơn vị này.